I. TÌNH YÊU VÀ HOA HỒNG.
Khi
nói tới tình yêu, người ta hay nói tới hoa hông vì người ta cho rằng Hoa Hồng
là biểu tượng cho tình yêu. Ngày Valentine’s Day người thanh niên nào cũng phải
cố kiếm cho mình được một bông hoa hồng để tặng người yêu.
1. Ý nghĩa của các loài hoa :
Người
ta cho rằng mỗi mầu hoa đều có một tiếng nói riêng mà người ta muốn tặng cho
nó. Chúng ta có thể đưa ra đây máy thứ hoa thông dụng để nói về ý nghĩa của nó.
. Hoa thược dược : biết ơn.
. Hoa Glaieul : hò hẹn.
. Hoa huệ : trong trắng.
. Hoa trinh nữ : kín đáo
. Hoa mai và forget-me-not : đừng quên nhé.
. Hoa mẫu đơn : chia buồn.
. Hoa hướng dương : trung thành.
. Hoa hồng : tình yêu.
2.
Ý nghĩa của hoa hồng.
Chưa có thứ hoa nào giầu mầu sắc bằng hoa
hồng, gọi là hồng mà thực sự không phải chỉ có mầu hồng mà còn có mầu trắng,
vàng, đỏ, xanh. Mầu sắc đã phong phú, hương thơm còn đáng yêu, dáng điệu qúi
phái. Phải chăng hoa hồng đáng được gọi
là Nữ hoàng các loài hoa.
Người ta luôn quan niệm rằng cây hồng bao giờ
cũng phải có gai, có hoa và có mùi hương thơm. Cây hồng càng có nhiều gai thì
hoa càng đẹp ví dụ hoa hồng Barkara, Hoa hồng B.B. Có lúc người ta gặp một cây
hồng không có gai, nhưng thứ này thì hoạ hiếm và hoa không đẹp, không qúi,
không thơm lại mau tàn. Một bông hồng
đẹp phải gồm có ba yếu tố : có gai, có hoa và có mùi thơm mà thi sĩ Phan Khôi
đã diễn tả trong mấy vần thơ :
Hồng nào hồng chẳng có gai,
Miễn đừng là thứ hồng rài không hoa.
Là hồng thì phải có hoa,
Không hoa chỉ có gai mà ai chơi ?
Ta yêu hồng lắm hồng ơi !
Có gai mà cũng có mùi, hương thơm.
(Phan Khôi)
II. TÌNH YÊU VÀ ĐAU KHỔ.
1.Tình yêu và đau khổ.
Khi tôi hỏi một số bạn trẻ : Yêu là gì ? Một
số bạn trẻ đã trả lời :
. Yêu là hy sinh,
. Yêu là chết trong lòng một ít
. Yêu là đau khổ,
. Yêu là phục vụ
Tất cả đều nói lên tính chất Hy sinh trong
tình yêu. Hy sinh thì luôn hàm chứa ĐAU KHỔ trong đó. Theo Phúc âm, chữ “Yêu”
liền với chữ “thập” nhưng cũng vẫn là yêu. Yêu bất chấp đau khổ và sự chết vì
“tình yêu mạnh hơn sự chết” (Dc 8,6).
Trên đời không có con đường nào bằng phẳng
cả, nhất là con đường tình yêu. Tình yêu cũng có thử thách, gian nan, đau khổ.
Mối tương quan sâu xa giữa tình yêu và đau
khổ, đã là đề tài muôn thuở thi ca và tiểu thuyết, cũng như nghệ thuật thứ bảy.
Và người ta thường ví tình yêu và đau khổ cũng như hoa hồng với gai. Tình yêu
nào mà chẳng có giận hờn, ghen tương và nước mắt ! Mối tương quan có thể nói là
“biện chứng” này được diễn tả gọn chỉ trong hai từ ghép lại thành một, đó là
YÊU THƯƠNG, hay là THƯƠNG YÊU : yêu thương cùng với đau thương một vần là thế.
Nhạc sĩ Trịnh công Sơn đã diễn tả một cách
sâu sắc, rất thơ, mà cũng rất triết lý và tâm lý, mối tương quan biện chứng
giữa tình yêu và đau khổ, trong câu hát của bài Tình nhớ :
Khi cơn đau chưa đầy, thì tình như chút nắng.
Khi cơn đau lên đầy, thì tình đã mênh mang.
Còn cha ông chúng ta thì nói một cách rất
thật thà chất phác :”Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”. Chúng ta có thể khẳng định
rằng không tình yêu nào mà lại không vướng mùi đau khổ, và không một trái tim
nào mà lại không có lúc bị thương đau.
2.Tình yêu hy sinh.
Ta đã nói về tương quan biện chứng giữa tình
yêu và đau khổ. Đã có tình yêu thì có đau
khổ và đau khổ đòi hy sinh; do đó, ta có thể
nói rằng tình yêu thật luôn phải kèm theo hy sinh. Có một tỷ lệ thuận giữa tình
yêu và hy sinh : hy sinh càng nhiều, tình yêu càng lớn, càng sâu đậm :”Không có
tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người chết vì người yêu” (Ga 15,5).
Hiểu
được ý nghĩa ấy nên Pierre L’Ermite đã nói :”Nếu biết tình yêu có chân thật hay
không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất nước hy sinh vô vị lợi,
đó là tình yêu thật”.
Dưới
trần gian này, không có sự sung sướng nào được toàn vẹn, vì trong sung sướng đã
có sự đau khổ hoặc trước hoặc sau nó : người nông phu khi đi gieo giống trong
mồ hôi nước mắt nhưng trở về sẽ vui mừng, hạt giống phải mục nát ra để có thể
mọc lên và sinh hoa kết quả... Đối với cô gái, ngày lên xe hoa về nhà chồng là
ngày sung sướng nhất đời cô. Lúc lên xe hoa cô khóc sụt sùi. Tại sao trong giây
phút sung sướng như vậy mà cô lại khóc ?
Thưa vì cô nhớ gia đình, nhớ cha mẹ và các em. Thi sĩ Nguyễn Bính đã diễn tả lại tâm trạng ấy trong mấy vần thơ
::
Gái lớn ai không phải lấy chồng,
Can gì mà khóc, nín đi không.
Nín đi ! mặc áo ra chào họ,
Rõ qúi con tôi các chị trông.
(Nguyễn Bính)
Đời
sống vợ chồng có nhiều cam go vì có sự bất đồng giữa hai người : do tính tình,
ngôn ngữ, sở thích, phong tục, tập quán, giáo dục, gia đình, cha mẹ, anh chị
em, họ hàng... Sự thiếu hụt kinh tế cũng góp phần căng thẳng trong đời sống gia
đình. Có những cuộc chia ly đau lòng
cũng chỉ vì vấn đề kinh tế khó khăn, người ta không chịu nổi cảnh nghèo khó
trong gia đình, nên :
Có ăn thiếp ở cùng chàng,
Không ăn thiếp tếch, cơ hàn thiếp lui.
(Ca dao)
Anh
chị em phải thấy trước những khó khăn trong gia đình, đừng quá lạc quan, cũng
đừng quá bi quan. Khó khăn tuy chất
đầy, nhưng với ơn Chúa, với sự cố gắng của ta hằng ngày, chúng ta có thể vượt
qua.
Hãy
sống cho tình yêu lứa đôi, hãy làm việc cho tình yêu vợ chồng. Hãy đổi mới tình
yêu như một danh nhân nói :”Hãy rửa tội cho tình yêu mỗi buổi sáng và hãy cưới
lại nhau mỗi ngày”. Nếu có tình yêu thì
mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp, dễ dàng, thơ mộng và hấp dẫn nhu một anh nông dân
nói vói vợ mình :
Lấy anh thì sướng hơn vua.
Anh đi xúc giậm được cua kềnh càng.
Đem về nấu nấu, rang rang,
Chồng chan vợ húp lại càng hơn vua,
(Ca dao)
KẾT
LUẬN
Ai
cũng muốn xây dựng hạnh phúc gia đình, ai cũng muốn đạt tới hạnh phúc đó, nhưng
không có thành công nào mà không được mua bằng gian nan khốn khó. Vì như ông
Corneille nói :”Chiến đấu càng gian nan, chiến thắng càng vinh quang”. Hy sinh và đau khổ là cái giá mua được hạnh
phúc gia đình như trong cuốn Tự điển Hàn lâm Pháp có câu :”Không thể làm một
món trứng rán mà không đập bể quả trứng”.
Một
khi đã yêu nhau thực tình, vợ chồng sẽ không còn thấy đau khổ nữa vì chính tình
yêu đã làm cho đau khổ trở nên êm dịu, nhẹ nhàng và vui sướng, với ý tưởng là
người yêu được hài lòng;
Thương em vô giá quá chừng,
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.
(Ca dao)
Anh
chị em hãy tin vào Chúa, trao phó cho Chúa mọi gánh nặng trong đời sống gia
đình để Chúa chia sớt cho. Hãy lượm lấy những bông hông hy sinh hằng ngày dâng
cho Chúa như thánh nữ Têrês Hài đồng đã làm :
Vâng, con sẽ hát, con còn hát mãi,
Dù trăm gai con vẫn hái hoa hồng.
Gai càng nhọn tiếng con hát càng trong,
Gai càng dài lời ca càng thánh thót.
(Têerêsa Hài đồng)
Lm Giuse Đinh lập Liễm
Giáo xứ Kim phát