Hãy buồn khi có thể, nhưng chớ nghiện. Bởi nỗi buồn rất khó cai. Hãy để nỗi buồn tự đến, chứ đừng để mình tìm đến nỗi buồn…
Thực ra, ai cũng cần phải buồn, và bạn đừng ép cho mình phải thành ngoại lệ. Chỉ là chúng ta không được phép dành hết cuộc đời để làm điều đó. Nỗi buồn sẽ đến như một lẽ tất nhiên, nhưng đừng giữ nó lại, đừng chiều chuộng nó, đừng cố tình làm quen với nó.
Chúng ta cần phải buồn!
Hình như sẽ có người nghĩ tôi điên, nhưng không. Khi mà niềm vui cứ ở đó mãi mãi, thì nó sẽ thành điều bình thường, thành thứ tẻ nhạt, thành một thói quen đều đều rồi cũng chẳng ai ham muốn nó. Nhưng nếu thi thoảng bạn cho phép mình buồn, cho phép mình thất vọng, cho phép mình chững lại… thì cái giá của niềm vui đến sau sẽ đáng quý gấp nhiều lần.
Tôi dám cá rằng, chẳng ai cười được mãi đến cuối đời. Thế nên đừng cấm cản bản thân mình được buồn, đừng mang mặt nạ cho những nụ cười đầy ngờ vực và nghi ngại, đầy thương tổn và khổ đau. Nỗi buồn không giả tạo sẽ khiến bạn nhẹ lòng hơn những niềm vui khiên cưỡng phải ngụy trang.
Hãy cứ buồn nếu còn có thể!
Tôi không khuyên bạn phải luôn buồn bã, thở than, mỏi mệt. Bạn hãy buồn, nhưng không nên buồn quá lâu, bởi nỗi buồn là một thứ có hại.
Có những người lạm dụng nỗi buồn và không biết sử dụng nó đúng cách. Họ dùng sai chỗ, sai thời điểm, sai đối tượng…, thế nên họ bị phản tác dụng. Nỗi buồn quá hạn sử dụng sẽ đáng sợ như một liều thuốc độc. Họ quỵ lụy trong nỗi buồn, họ quay cuồng trong một mớ cảm xúc rối rắm. Họ mặc định mình phải buồn trong mọi hoàn cảnh. Họ chìm dần trong đau thương mà không biết cách vùng vẫy mà thoát ra. Họ suy sụp dần, kiệt sức dần. họ nghĩ mình và nỗi buồn là bạn. Họ quên mất mình phải vui. Nghĩa là họ quên mất mình đang sống.
Cứ như hút cần sa, cứ như thằng nghiện, họ tự cấu xé nỗi buồn của mình rồi bị nó hả hê. Vì hơn ai hết, nó hiểu, họ không cai được nó. Nỗi buồn thắng họ, và họ thua chính mình.
Đó là loại thứ nhất. Loại thứ hai, là những người không biết cách để buồn. Họ rỗng cảm xúc, lãnh cảm với chính nỗi buồn. Họ không biết nỗi buồn có mùi vị gì, không biết nỗi đau ra sao… không phải vì họ quá hạnh phúc, đơn giản chỉ vì trái tim họ đã vô cảm từ lâu. Họ không còn biết buồn nữa, họ trơ như đá! Và khi đã thành gỗ đá, thì thử hỏi làm sao họ còn biết vui?
Vậy mới nói, nỗi buồn cũng quan trọng lắm chứ! Thiếu nó nghĩa là chúng ta chỉ đang sống với một nửa cảm xúc, cũng như chúng ta chỉ đang sống có một nửa cuộc đời. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai muốn mình bị buồn, chỉ có những tên ngốc mới viện đủ lý do để buồn đau mãi. Nhưng bởi chúng ta không vui được mãi, nên hãy tiếp đón nỗi buồn một cách tỉnh táo và thông minh.
Trong khi người ta đang hối hả để tìm niềm vui, biết đối phó với nỗi đau cũng sẽ giúp bạn hạnh phúc. Hãy buồn khi có thể, nhưng chớ nghiện. Bởi nỗi buồn rất khó cai. Hãy để nỗi buồn tự đến, chứ đừng để mình tìm đến nỗi buồn… Nhưng bạn phải học được cách để làm chủ nó, đừng để nó dẫn đường cho những bi kịch tiếp theo.
Bạn cần được buồn, nhưng hãy buồn một cách thông minh!
Thực ra, ai cũng cần phải buồn, và bạn đừng ép cho mình phải thành ngoại lệ. Chỉ là chúng ta không được phép dành hết cuộc đời để làm điều đó. Nỗi buồn sẽ đến như một lẽ tất nhiên, nhưng đừng giữ nó lại, đừng chiều chuộng nó, đừng cố tình làm quen với nó.
Chúng ta cần phải buồn!
Hình như sẽ có người nghĩ tôi điên, nhưng không. Khi mà niềm vui cứ ở đó mãi mãi, thì nó sẽ thành điều bình thường, thành thứ tẻ nhạt, thành một thói quen đều đều rồi cũng chẳng ai ham muốn nó. Nhưng nếu thi thoảng bạn cho phép mình buồn, cho phép mình thất vọng, cho phép mình chững lại… thì cái giá của niềm vui đến sau sẽ đáng quý gấp nhiều lần.
Tôi dám cá rằng, chẳng ai cười được mãi đến cuối đời. Thế nên đừng cấm cản bản thân mình được buồn, đừng mang mặt nạ cho những nụ cười đầy ngờ vực và nghi ngại, đầy thương tổn và khổ đau. Nỗi buồn không giả tạo sẽ khiến bạn nhẹ lòng hơn những niềm vui khiên cưỡng phải ngụy trang.
Hãy cứ buồn nếu còn có thể!
Tôi không khuyên bạn phải luôn buồn bã, thở than, mỏi mệt. Bạn hãy buồn, nhưng không nên buồn quá lâu, bởi nỗi buồn là một thứ có hại.
Có những người lạm dụng nỗi buồn và không biết sử dụng nó đúng cách. Họ dùng sai chỗ, sai thời điểm, sai đối tượng…, thế nên họ bị phản tác dụng. Nỗi buồn quá hạn sử dụng sẽ đáng sợ như một liều thuốc độc. Họ quỵ lụy trong nỗi buồn, họ quay cuồng trong một mớ cảm xúc rối rắm. Họ mặc định mình phải buồn trong mọi hoàn cảnh. Họ chìm dần trong đau thương mà không biết cách vùng vẫy mà thoát ra. Họ suy sụp dần, kiệt sức dần. họ nghĩ mình và nỗi buồn là bạn. Họ quên mất mình phải vui. Nghĩa là họ quên mất mình đang sống.
Cứ như hút cần sa, cứ như thằng nghiện, họ tự cấu xé nỗi buồn của mình rồi bị nó hả hê. Vì hơn ai hết, nó hiểu, họ không cai được nó. Nỗi buồn thắng họ, và họ thua chính mình.
Đó là loại thứ nhất. Loại thứ hai, là những người không biết cách để buồn. Họ rỗng cảm xúc, lãnh cảm với chính nỗi buồn. Họ không biết nỗi buồn có mùi vị gì, không biết nỗi đau ra sao… không phải vì họ quá hạnh phúc, đơn giản chỉ vì trái tim họ đã vô cảm từ lâu. Họ không còn biết buồn nữa, họ trơ như đá! Và khi đã thành gỗ đá, thì thử hỏi làm sao họ còn biết vui?
Vậy mới nói, nỗi buồn cũng quan trọng lắm chứ! Thiếu nó nghĩa là chúng ta chỉ đang sống với một nửa cảm xúc, cũng như chúng ta chỉ đang sống có một nửa cuộc đời. Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai muốn mình bị buồn, chỉ có những tên ngốc mới viện đủ lý do để buồn đau mãi. Nhưng bởi chúng ta không vui được mãi, nên hãy tiếp đón nỗi buồn một cách tỉnh táo và thông minh.
Trong khi người ta đang hối hả để tìm niềm vui, biết đối phó với nỗi đau cũng sẽ giúp bạn hạnh phúc. Hãy buồn khi có thể, nhưng chớ nghiện. Bởi nỗi buồn rất khó cai. Hãy để nỗi buồn tự đến, chứ đừng để mình tìm đến nỗi buồn… Nhưng bạn phải học được cách để làm chủ nó, đừng để nó dẫn đường cho những bi kịch tiếp theo.
Bạn cần được buồn, nhưng hãy buồn một cách thông minh!
No comments:
Post a Comment