Sunday, September 8, 2013

Mạnh và yếu.


Có phải phái mạnh đang yếu đi không?
Đàn ông và cả những cậu bé sắp là đàn ông, đừng vội lắc đầu hay tỏ ra không đồng ý với quan điểm này nhé. Cứ nghe chúng tôi nói gì về phái mạnh này:
Bình thường ở nhà ba mẹ hay phân công, con trai làm việc lớn, việc lặt vặt của đàn bà con gái. Thế nhưng nhìn xem trong nhà có những việc lớn nào đây ngoài những việc hết sức đơn giản như nấu cơm, dọn dẹp, lau nhà… Vậy nghĩa là con gái thì luôn phải làm việc nhỏ ấy, trong khi cánh mày râu và con trai trong nhà cứ ngồi đấy mà đợi việc lớn. Có phải vì thế mà con trai có độ lì cao, chẳng nề hà điều gì, thậm chí với con trai thì chẳng việc gì to tát đến mức phải rơi nước mắt cả.
Vì ít tiếp xúc với mọi việc gia đình, chỉ có việc ru rú trong nhà ôm cái máy tính, không phí cơm phí gạo như nuôi con gái, không ngồi trò chuyện kể lể với gia đình như con gái, lại càng chẳng có chuyện ăn cơm xong thì ngồi lại xem phim cùng gia đình. Rảnh thì được đi đá bóng, đi bơi, tập bóng rổ, khỏi phí tiền sách vở, trai đẹp, phim hàn như hội mấy bà cô. Nên… con trai mặc nhiên gắn cho cái mác vụng về, được miễn nhiều việc nhàm chán, nhưng đồng nghĩa sẽ là mất đi cơ hội rèn luyện, tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mở. Thậm chí có lông bông thì như ông bà ta cũng nói đấy: “Cứ đợi yên bề gia thất là cu cậu tu chí làm ăn ngay”. Vậy là sẽ có một cô nàng nào đó đáng thương vô cùng khi phải rước đi cái “của nợ” ấy và đào tạo lại từ đầu một chàng to xác lông bông thành “người đàn ông đích thực”!
Thế nên người ta tự hỏi con trai hay đánh nhau? Con trai ghét làm một cậu bé ngoan ngoãn nghe lời mà chỉ chăm chăm nhắm đến cái tít to đùng “Người đàn ông đích thực”? Kém kĩ năng thương lượng và giái quyết mọi thứ bằng đối thoại, tầm nhìn xa một cách mù mờ khiến mọi thứ xa xăm típ tắp, đó có phải là ưu điểm của phái mạnh?
Về thể hình, sự tấn công ồ ạt của thiết bị 2tech làm các cậu không còn sự đam mê với các sân chơi. Chỉ ngón trỏ ngón cái hoạt động mà bắp tay, cẳng chân không có cơ hội làm việc rèn dũa. Sự đổ bộ ào ạt cuả văn hoá Hàn Quốc cũng phần nào làm các cậu đổ theo xu hướng mỏng manh, yếu đuối, tóc dài, unisex… Tự hỏi điều gì làm các cậu phải la ó lên chỉ vì nghĩ đến việc cắt đầu đinh khi vào trong quân đội? Con trai cũng kém về việc phục vụ người khác, khi mà phục vụ mình đôi khi còn kém.
Tôi có câu chuyện vui về ông anh họ dang là sinh viên năm nhất của tôi. Tủ quần áo của anh chàng nhiều đồ màu đen lên đột xuất, cánh con gái trong trường còn hay khen nhìn sao ngầu thế mà áo quần lúc nào cũng thơm tho dễ chịu không chải chuốt quá nhiều. Hỏi ra mới hay anh chàng mua đồ đen để đỡ phải giặt mà chỉ cần xả Downy là thơm tho mặc cả ngày. Có phải vì sự tự tin con trai thì không cần quá cầu kì như con gái, đi đêm cũng chẳng lo mất mát gì nên các cậu có thể đi bao lâu tuỳ ý. Dẫn đến kỉ luật cá nhân của nam nhi thường không mạnh mẽ, dễ nghiện, dễ tệ nạn,… hoạt động chơi bời hư hỏng nào cũng chực chờ con trai mà xông tới.

Lịch lãm không bao giờ lỗi mốt
Có một điều là các cô gái dù có điên đảo vì vẻ đẹp mỏng manh của những chàng Unisex đến mấy thì con trai và con gái vẫn phải lớn lên. Khi đó các cô nàng trẻ con ngày nào đã trở thành những người phụ nữ chín chắn, những cô gái biết hiểu chuyện hơn. Mà các cô gái, dù ở thời đại nào đều luôn bị quyến rũ bởi một người đàn ông đàng hoàng, chỉn chu và lịch lãm.
Không phải cứ mặc lên người những bộ áo vest, đeo giày tây, mặc quần âu là một chàng trai sẽ trở thành một người đàn ông. Và cũng không phải cô gái nào cũng yêu thích một chàng trai cổ điển như vậy. Nhưng sự thật là hình ảnh những quý ông đang dần biến mất. Nó chỉ còn tồn tại với những người đàn ông trưởng thành và thành đạt mà thôi. Thậm chí nhiều người có thành đạt rồi mới học cách định hình phong cách lịch lãm cho mình. Lịch lãm là phong cách thời thượng, song nó không phải sự hào nhoáng và già dặn như nhiều cậu con trai vẫn nghĩ. Nhiều cậu cho rằng bao giờ mình có tiền, có nhà, có xe rồi hãy tính là mình sẽ phong độ ra sao, không một cậu con trai nào nghĩ rằng mình nên hành xử tinh tế, ăn nói chừng mực và nhất là có thái độ tôn trọng phụ nữ khi còn ở lứa tuổi thanh niên.
Không thể đổ thừa là con trai luôn có suy nghĩ trẻ con hơn con gái cùng tuổi mà mình đối xử với một nửa thế giới này vẫn thật vô tư đến vô tâm dễ sợ.



Ta trách con gái ngày nay dường như đã quá mạnh mẽ. Địa hạt nào mà con trai làm được con gái cũng phải đặt chân đến khẳng định chủ quyền. Thậm chí trong Pari by night, dẫn chương trình đã nói một điều dí dỏm là: Tại sao con gái mặc quần áo con trai thì coi là Tomboy, con trai mặc quần áo con gái lại coi là biến thái. Con gái vào nhầm nhà vệ sinh nam là một nhầm lẫn dễ thương, còn con trai mà vào nhầm thì lập tức bị mắng xơi xơi. Và tại sao con gái sửa điện giỏi thì được tán thưởng còn con trai nấu ăn ngon thì lại cho là chuyện đương nhiên…
Đúng là con gái được thiên vị chút ít trong xã hội, và đúng là con gái có mạnh mẽ trong cuộc sống này hơn bao giờ hết, nhưng bản năng phụ nữ không bao giờ là cơn sóng dữ dội, càng không phải cơn sóng thần nhấn chìm tất cả, mà con sóng ấy mãi đổ về bản năng của người phụ nữ, là con sóng ấm áp ru tình trong biển ngàn năm mà thôi. Nên dẫu khoác vẻ ngoài bất cần, thì con gái vẫn luôn chết vì vẻ phong lưư từ Clark Gable, Cherles Broson xưa kia đến George Clooney hay Brad Pitt hôm nay mà thôi.
Và điều cuối cùng muốn nhắn nhủ, xã hội ngày nay bất lợi cho bản chất mạnh mẽ của phái mạnh, nhưng nếu có sức mạnh thể lực, có hiểu biết sâu rộng, có tinh thần chở che và chăm sóc, thì con trai không để mặc cái phẩm chất quý ông vuột khỏi tầm tay mình được, đúng không nào?


No comments:

Post a Comment