Bạn thân vài hôm trước nói tôi của bây giờ khác tôi của một năm trước (ngày mới viết blog) quá. Không còn ngây thơ, giả nai nữa mà sống thật hơn.
Chính xác thì là nói bậy, chửi bậy nhiều hơn. Thật ra trong đời sống thật rất ít người bắt gặp tôi chửi bậy, tôi chỉ nói bậy với một vài đứa bạn thân.
Ô vãi chưởng. Giờ vẫn íu thể nghĩ được việc tôi nói bậy, học sinh cấp 2, cấp 3 đến đại học nói bậy thì liên quan đếch gì đến “tương lai” đất nước. Một kiểu hình thức rất thích bẻ ngọn cho xanh và non là CẤM. Ôi dào, cái chuyện cấm nói bậy, chửi bậy hay dùng ngôn ngữ teen tôi nghe đến mòn cả lỗ tai rồi. Nhưng cấm thế quái nào được, kiểu giống như việc cấm trẻ em hút thuốc, uống rượu bia hay xem AV ấy, dở hơi hết biết.
Một kiểu giả tạo ai ai cũng biết, nhà nhà đều hiểu nhưng chả thấy ai nói đến ( hoặc người ta nói mà cái đứa chả bao giờ đọc báo, tin tức như tôi không biết) là văn chương kịch, phim ảnh kịch, thậm chí đến show truyền hình thực tế kịch. Nói thật là xem mấy cái phim tuổi teen hay sinh viên đại học tưởng là đang nói đến đất nước nào, hoặc là thành phố nào chứ đếch phải nơi mình sống. Các bạn ấy nói chuyện với nhau dễ thương vãi, nghe mà sởn da gà kiểu cậu cậu tớ tớ thẹn thùng ngại ngùng xong rồi chỉ nói “không”, “chẳng” chứ chả bao giờ nói “đéo”, “đếch”; chỉ nói “dốt” chứ chả bao giờ nói “ngu”; và những câu kiểu như clgt, cmnr, vãi, mịa, chó, … còn lâu mới thấy. Đọc truyện thấy các bạn trẻ nhân vật nói chuyện với nhau cũng rất “văn chương”, hoa mỹ cực kì nhé.
Tôi không cổ súy nói bậy, chửi bậy. Trong phim ảnh và văn chương hay ca nhạc thì càng không. Vì chúng lan truyền rất rộng, vậy nên tính giáo dục tránh học theo rất lớn. Thôi thì biết đâu xem chúng teen nước ta lại bớt nói tục đi thì sao. À quên, dạo này tôi mắc bệnh hoang tưởng hơi bị nặng, đừng ném đá kẻo tội.
Cái tôi muốn nói chính là, với tôi một đứa bạn hay chửi bậy với một đứa chẳng bao giờ mở mồm ra nói bậy bao giờ chả có gì khác nhau cả. Tôi tôn trọng chúng nó như nhau. Quan trọng là chúng tôi nói bậy chỉ để xả stress, diễn đạt cảm xúc, tâm trạng và chỉ dùng cho trang lứa chúng tôi. Chúng tôi không nói bậy với thầy cô, bố mẹ hay môi trường “kiểu cách” hơn như trong công ty chẳng hạn. Vậy thì việc quái gì phải cấm nhỉ? Ăn no dửng mỡ thiếu việc để làm chăng?
Tương tự với đám trẻ cấp 2, cấp 3. Thầy cô, nhà trường “thảng thốt, hoảng hốt” phát hiện ra học sinh của mình nói bậy, nói tục và nhiều tật xấu quá. “Bình thường em nó là học sinh chăm ngoan học giỏi và rất lễ phép với thầy cô. Tôi không ngờ em nó lại như thế.” Rất ghét những câu nói kiểu ấy. Nói thật là tôi nghĩ thầy cô, nhà trường thậm chí đến phụ huynh đều biết học sinh mà nói chuyện với nhau thì chỉ có : con này vếu to vê lù; nhìn ngon vãi; đê mờ con chó tối qua đi chơi đéo rủ ông; vân vân và mây mây. Cái đấy thì cấm làm đếch gì trong khi cấm cũng chả được. Học sinh, sinh viên nói bậy là chuyện xuyện quốc gia, vượt biên giới, phổ biến trên phạm vi thế giới rồi người đời ạ. Và nói thật là tôi chẳng thấy nó có gì to tát để phải lên tiếng CẤM cả.
Kiểu như thấy mọi người nghiện facebook thì định cấm ấy. Hờ, cấm mạng xã hội này sẽ có mạng xã hội khác, sẽ có trò khác thay thế. Bản thân sự việc không xấu, hành vi con người làm cho nó xấu xí thôi. Vậy nên thay vì lấp liếm yếu kém bằng CẤM, sao không nhìn thẳng vào vấn đề rồi thay đổi nó.
Đấy, lảm nhảm nãy giờ rụng không biết bao nhiêu nơ ron mà chả biết mình đang nói cái quái gì trong khi chỉ định kêu ca cho bớt bức xúc cái chuyện đánh giá nhân cách một con người chỉ vì người ta nói bậy với bạn người ta. Là sao? Là sao? Là sao?
Tôi lấy nhân cách ra để đảm bảo nhân cách tôi chả bị thối rữa chỗ quái nào đâu. Tôi viết entry này nói bậy lòi ra. Nhưng đây là mục “Đời sống”, nơi tôi được viết cho cái quan điểm đời sống của tôi, bạn muốn tìm tôi ngôn ngữ “trong sáng” thì sang mục văn học, góc trái tim hay bất kì cái gì ngoài đời sống. Tôi đủ hiểu biết, kiến thức để biết nên dùng ngôn ngữ thế nào trong hoàn cảnh nào ngoài đám bạn ra. Đấy, thế nên tôi cũng được giáo dục tử tế phết đấy chứ, không phải loại vô văn hóa như một số người không bao giờ nói bậy nhưng lời nói, hành vi lại đầy miệt thị kiểu gợi đòn đâu.
No comments:
Post a Comment