Vậy là Hà Nội đã bước vào “mùa vắng những cơn mưa”, cái rét sẽ
thường trực mỗi ngày và bầu trời sẽ vắng đi những tia nắng ấm. Đã bao
năm qua đông Hà Nội chẳng khác, có chăng chỉ là gió đông bắc về sớm hơn
hay muộn hơn chút ít mà thôi. Nhưng điều khác nhất chính lại là Hà Nội
và con người đã đi qua nơi ấy.
Thật quá khó để kiếm một quán cóc liêu xiêu ven hồ, với chỉ hương trà khô thơm ngát nghi ngút, khói thuốc lào là là bay trong chiều mưa dầm rả rích. Chủ quán thường chỉ là một bà cụ, ông cụ điềm đạm, trầm lắng với quán nước chỉ như một sợi dây níu kéo họ với quá khứ xưa cũ. Khách hàng cũng trầm lắng lạ thường, mỗi người mỗi góc nhâm nhi hơi ấm nóng của nước trà và cảm nhận cái lạnh mơn man theo cùng hơi nước tấp vô nhè nhẹ. Dường như mỗi người đều có tâm sự riêng của mình và chờ đợi thời gian chậm chạp bước qua.
Giờ quán nước nhiều lắm nhưng chẳng phải là quán cóc mà thay vào đó là tấp nập, ồn ào người qua người lại, những chủ quán thì trẻ trung hơn, bỗ bã hơn và cũng nói nhiều hơn. Những câu chuyện không đầu cuối làm mất đi không gian yên tĩnh mà ai đó đang đi tìm. Và hơn nữa giờ những quán cóc vô nghĩa đó chẳng mấy khi mở lúc chiều muộn mưa mùa đông, bởi ai cũng nghĩ sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu khi mà chẳng ai muốn nán lại khi đó nữa. Giờ người lang thang đi tìm hình vang bóng chẳng còn. Cảnh vật đổi thay và con người cũng đổi thay nhanh hơn thế.
Đâu còn những bóng người lặng lẽ bước đi dưới hàng cây mỗi buổi chiều gió đông vi vút có chăng cũng chỉ là mấy cụ già một thời vang bóng giờ đang kiếm tìm những quá khứ xa xưa của một thời trai trẻ. Ai ai cũng vội vàng tấp nập lao vào dòng người mỗi buổi sáng rồi cũng như thế tách dòng đời quay về mỗi buổi chiều. Gánh nặng cơm áo, gạo tiền có lẽ đã giết bỏ thứ cảm xúc còn xót lại trước một khung cảnh chiều đông lạnh lẽo. Cái lạnh lẽo giờ chỉ mang lại sự phiền toái cho họ mà thôi.
Đâu rồi những cảm xúc “Em ơi Hà Nội phố. Ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa. Con đường vắng rì rào cơn mưa đổ. Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm‘’ chỉ còn lại những âm thanh huyên náo của tất cả mớ hỗn mang. Tìm chỗ nào để ‘’chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ, đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương’’
Tại sao lại trách cứ Hà Nội và con người đổi thay nhỉ khi ta cũng đang đổi thay từng ngày, từng giờ. Có lẽ thời gian đang dần biến con người ta trở thành gỗ đá, chẳng lẽ chính ta đã không tìm ra nét thơ Hà Nội vốn vẫn bám chặt đấy ư? Có lẽ nào lại là ta?
Chẳng còn những buổi chiều đông một mình dạo bước trên vỉa hè nhìn hơi sương rơi phủ trên lá vàng nằm yên lặng trên vỉa hè. Ngồi quán nước với ly trà nóng ấm, hơi thuốc lá thơm nghi ngút nhìn dòng người lãng đãng chạy mưa. Đâu rồi những đêm ngồi tựa cửa gặm nhấm nỗi cô đơn nhẹ nhàng, nỗi buồn man mác trong tiếng nhạc ru dương, gọi tên một ai đó để nhớ và nhớ hơn.
Giờ cảm xúc đôi khi vẫn thế nhưng thôi không còn những lối mòn như xưa. Chạy xe nhè nhẹ trên phố nhưng cũng chẳng đủ thời gian để lặng lẽ bên ly trà cũ, mùi thuốc lá quen. Chiều muộn lạnh lẽo muốn ở nhà hơn là lang thang trên những con đường ồn ào người và xe. Cô đơn đó, buồn đấy nhưng đâu thể tựa cửa nhìn xa xăm được, kiếm chút men say để vỗ về giấc ngủ có hơn?
Những cái tên thì cứ lướt qua nhẹ nhàng và hời hợt. Cái cố quên thì đã quên được chưa và cái mới đến liệu đã đủ nhớ, thế nên việc nhớ đến một cái tên dường như là quá gượng gạo. Chẳng lẽ nào lại khẽ gọi tên ta?
Chiều đông Hà Nội, một buổi chiều bước lặng lẽ bất chợt trở về quá khứ của ngày xưa và rồi hoài niệm. Hoài niệm về Hà Nội, về con người và về ta. Tất cả đều đổi thay núp dưới cái bóng của thời gian để không phải nhận lỗi về mình. Quá khứ sẽ mãi là quá khứ nhưng vẫn là nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn của hiện tại và tương lai.
Giờ đã vào đông rồi đó, lại thêm một mùa đông nữa ta đón gió mùa từ cái lạnh bên trong lòng những Hà nội mới, những con người mới và chính trong lòng ta nữa.
Lạnh bên trong lòng có lẽ nào lạnh hơn?
Đổi thay trong lòng có lẽ nào nhanh hơn?
Hồng Điệp _________________________
Thật quá khó để kiếm một quán cóc liêu xiêu ven hồ, với chỉ hương trà khô thơm ngát nghi ngút, khói thuốc lào là là bay trong chiều mưa dầm rả rích. Chủ quán thường chỉ là một bà cụ, ông cụ điềm đạm, trầm lắng với quán nước chỉ như một sợi dây níu kéo họ với quá khứ xưa cũ. Khách hàng cũng trầm lắng lạ thường, mỗi người mỗi góc nhâm nhi hơi ấm nóng của nước trà và cảm nhận cái lạnh mơn man theo cùng hơi nước tấp vô nhè nhẹ. Dường như mỗi người đều có tâm sự riêng của mình và chờ đợi thời gian chậm chạp bước qua.
Giờ quán nước nhiều lắm nhưng chẳng phải là quán cóc mà thay vào đó là tấp nập, ồn ào người qua người lại, những chủ quán thì trẻ trung hơn, bỗ bã hơn và cũng nói nhiều hơn. Những câu chuyện không đầu cuối làm mất đi không gian yên tĩnh mà ai đó đang đi tìm. Và hơn nữa giờ những quán cóc vô nghĩa đó chẳng mấy khi mở lúc chiều muộn mưa mùa đông, bởi ai cũng nghĩ sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu khi mà chẳng ai muốn nán lại khi đó nữa. Giờ người lang thang đi tìm hình vang bóng chẳng còn. Cảnh vật đổi thay và con người cũng đổi thay nhanh hơn thế.
Đâu còn những bóng người lặng lẽ bước đi dưới hàng cây mỗi buổi chiều gió đông vi vút có chăng cũng chỉ là mấy cụ già một thời vang bóng giờ đang kiếm tìm những quá khứ xa xưa của một thời trai trẻ. Ai ai cũng vội vàng tấp nập lao vào dòng người mỗi buổi sáng rồi cũng như thế tách dòng đời quay về mỗi buổi chiều. Gánh nặng cơm áo, gạo tiền có lẽ đã giết bỏ thứ cảm xúc còn xót lại trước một khung cảnh chiều đông lạnh lẽo. Cái lạnh lẽo giờ chỉ mang lại sự phiền toái cho họ mà thôi.
Đâu rồi những cảm xúc “Em ơi Hà Nội phố. Ta còn em mùi hoàng lan, ta còn em mùi hoa sữa. Con đường vắng rì rào cơn mưa đổ. Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm‘’ chỉ còn lại những âm thanh huyên náo của tất cả mớ hỗn mang. Tìm chỗ nào để ‘’chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ, đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương’’
Tại sao lại trách cứ Hà Nội và con người đổi thay nhỉ khi ta cũng đang đổi thay từng ngày, từng giờ. Có lẽ thời gian đang dần biến con người ta trở thành gỗ đá, chẳng lẽ chính ta đã không tìm ra nét thơ Hà Nội vốn vẫn bám chặt đấy ư? Có lẽ nào lại là ta?
Chẳng còn những buổi chiều đông một mình dạo bước trên vỉa hè nhìn hơi sương rơi phủ trên lá vàng nằm yên lặng trên vỉa hè. Ngồi quán nước với ly trà nóng ấm, hơi thuốc lá thơm nghi ngút nhìn dòng người lãng đãng chạy mưa. Đâu rồi những đêm ngồi tựa cửa gặm nhấm nỗi cô đơn nhẹ nhàng, nỗi buồn man mác trong tiếng nhạc ru dương, gọi tên một ai đó để nhớ và nhớ hơn.
Giờ cảm xúc đôi khi vẫn thế nhưng thôi không còn những lối mòn như xưa. Chạy xe nhè nhẹ trên phố nhưng cũng chẳng đủ thời gian để lặng lẽ bên ly trà cũ, mùi thuốc lá quen. Chiều muộn lạnh lẽo muốn ở nhà hơn là lang thang trên những con đường ồn ào người và xe. Cô đơn đó, buồn đấy nhưng đâu thể tựa cửa nhìn xa xăm được, kiếm chút men say để vỗ về giấc ngủ có hơn?
Những cái tên thì cứ lướt qua nhẹ nhàng và hời hợt. Cái cố quên thì đã quên được chưa và cái mới đến liệu đã đủ nhớ, thế nên việc nhớ đến một cái tên dường như là quá gượng gạo. Chẳng lẽ nào lại khẽ gọi tên ta?
Chiều đông Hà Nội, một buổi chiều bước lặng lẽ bất chợt trở về quá khứ của ngày xưa và rồi hoài niệm. Hoài niệm về Hà Nội, về con người và về ta. Tất cả đều đổi thay núp dưới cái bóng của thời gian để không phải nhận lỗi về mình. Quá khứ sẽ mãi là quá khứ nhưng vẫn là nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn của hiện tại và tương lai.
Giờ đã vào đông rồi đó, lại thêm một mùa đông nữa ta đón gió mùa từ cái lạnh bên trong lòng những Hà nội mới, những con người mới và chính trong lòng ta nữa.
Lạnh bên trong lòng có lẽ nào lạnh hơn?
Đổi thay trong lòng có lẽ nào nhanh hơn?
No comments:
Post a Comment