Đêm
buồn và lạnh. Tôi nằm vắt tay lên trán nhìn ra ngoài qua khung cửa hẹp.
Ngoài kia trăng sáng vằng vặc. Ánh sáng nhức nhối chiếu vào phòng để
lại trên nền nhà một vũng bạc lấp loáng. Căn Phòng im phăng phắc. Tôi
nghe tiếng gió rít lên từng đợt trên ngọn cây. Bầu trời bỗng tối đen như
mực. Vầng trăng biến mất như chưa từng xuất hiện bao giờ. Và mưa, mưa
xối xả tuôn, mưa trầm mưa trút. Những cơn mưa tháng tám bao giờ cũng
thế, ồn ào và lê thê, không báo trước lúc đến và cũng chẳng từ giã lúc
đi. Không biết giờ này ở nhà thế nào? Nhà chắc dột, bố mẹ và em chắc kê
giường lại nằm chung. Gió thế này chắc ngô ngoài đồng gãy hết. Bao nhiêu
công sức, mồ hôi thế là đổ sông đổ biển. Nhớ nhà quá!. Ước gì bây giờ
con được về nhà với bố mẹ. Còn em, em ra sao rồi? em đi đâu, về đâu giữa
dòng đời xuôi ngược
Em
tên Phương, là hàng xóm của tôi. Em sống cùng bố trong một căn nhà
tranh lụp xụp. Bố em là người đàn ông tôi ghét nhất suốt thời thơ ấu.
Ông là một kẻ nát rượu , thường cầm cái chai đi khắp làng và hành hạ
Phương trong những cơn say. Còn mẹ em, trong kí ức của tôi chưa từng có
hình ảnh của bà. Chỉ nghe mẹ tôi kể rằng bà không chịu đựng được tính
nết của ông chồng nên đã bỏ đi khi Phương vừa mới lên hai tuổi. Gia đình
tôi rất quan tâm em đặc biệt là tôi. Tôi luôn luôn che chở cho em từ
thuở bé cho đến khi cả hai cùng lớn. Phương nhỏ hơn tôi một tuổi và dĩ
nhiên trong mắt tôi, tôi là người lớn còn em chỉ là hạng nít ranh. Trong
những câu chuyện tôi nói với bạn bè mỗi lần nhắc đến em tôi đều gọi
bằng cụm từ “cô bé nhà bên”. ấy là tôi học lõm của ông Giang Nam:
“Cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi”
Đúng
như thơ, Phương có đôi mắt đen tròn đến lạ. Nó thường mở to ngơ ngác
nhìn cuộc đời như một dấu hỏi. Chỉ có nụ cười là vô cùng hiếm gặp. Khuôn
mặt em lúc nào cũng nặng trĩu một nỗi buồn u ám. Lục tung trí nhớ, tôi
chỉ nhớ được ba lần ít ỏi thấy em cười. Nụ cười thật hiền, thật đẹp
Lần thứ nhất. Đó là một ngày mùa thu nắng đẹp:tôi vừa đi khai giảng về, tíu tít chạy vào sân gọi mẹ thì gặp Phương ở đầu ngõ:
- Anh Phong! Anh đi học về à
- Ừ
- Đi học có vui không anh?
- Vui chứ sao không
- Ở trường Anh học cái gì?
- Nhiều thứ lắm, học viết học đọc học làm tính này còn học vẽ nữa
- Ôi, thích nhỉ?
- Sao em không đi học
- Bố em không cho, bố bảo con gái học làm gì tốn tiền. Nhưng em thích đi học lắm
- Ừ
Tôi
ừ mà chẳng biết lúc đó tôi ừ là đồng tình với bố em hay chia sẻ cái
khát vọng đến trường của em. Vừa lúc đó mẹ tôi đi làm về và nghe được
câu chuyện của chúng tôi mẹ bảo Phương:
- Cháu thích đi học lắm phải không
- Dạ
- Được rồi để bác bảo bố cháu cho cháu đi học nghe
- Dạ! Nhưng mà…
- Không sao đâu, cứ để bác.
Tôi cũng nói chen vào
Em cứ đi học đi. Đến trường đứa nào bắt nạt em đã có anh đây rồi
Tối,
bố mẹ tôi sang nhà Phương. Không biết họ nói chuyện với nhau những gì
mà lát sau mẹ tôi về dắt theo cái Phương. Mẹ lấy cặp sách cũ của tôi năm
ngoái và một bộ quần áo mới đưa cho Phương và dặn
mai bác dẫn cháu đến trường nghe!
- Dạ!
Phương đưa tay ra ôm lấy mà đôi mắt sáng bừng lên lấp lánh và một nụ cười trên môi rạng rỡ. Năm ấy Phương lên sáu tuổi
Lần
thứ hai.Từ đó chúng tôi đi học cùng nhau. Em dùng sách vở cũ của tôi
còn tiền học bố mẹ tôi giúp em đóng. Tôi luôn cố gắng giữ gìn sách vở
của mình để sang năm em có những cuốn sách y như mới. Ngoài giờ đi học,
Phương phải làm rất nhiều việc. Những công việc cứ nhiều dần theo lứa
tuổi. Những lúc rảnh rỗi, chúng tôi chơi cùng nhau. Chúng tôi thường
chơi trò đám cưới giả, tôi làm chú rể còn em làm cô dâu cài hoa tím lên
đầu. Chúng tôi tha thẩn trong khu vườn xanh lá, nghe tiếng chim hót véo
von trên cành. Tôi rất thích bắn chim nhưng em thường ngăn lại. Em bảo:
- Anh đừng bắn nó, anh bắn chết nó rồi con chim con sẽ tội nghiệp lắm nó sẽ không có mẹ giống như em
Những
lúc như thế tôi đành hạ cây súng cao su xuống nhìn em ái ngại. Bố em
vẫn thế, vẫn triền miên trong những cơn say. Mỗi lần bắt gặp em đang
chơi bên vườn nhà tôi ông liền lấy roi quất em tới tấp, vừa đánh vừa
chửi
Đồ lười biếng, mày không làm thì lấy gì mà ăn. Tao nuôi mày chỉ tổ tốn cơm!
Em
quệt ngang dòng nước mắt lủi thủi bỏ về. Những lúc ấy, nhìn thấy những
lằn roi rớm máu trên người em tôi ức lắm, muốn lên tiếng bảo vệ em
nhưng không dám. Thương em lắm. Tuổi chúng tôi là tuổi ăn tuổi học vậy
mà em đã phải làm biết bao công việc. Nào dọn dẹp nhà cửa sân vườn, nấu
nướng. Nào băm rau nấu cám cho lợn, nào làm cỏ ngoài đồng…công việc làm
em còi hẳn đi so với chúng bạn. Một hôm, tôi đang hí hoáy ngồi bên bàn
học thì thấy em sang.
- Anh Phong! Anh đang làm gì đấy
- Anh đang vẽ
- Cho em xem nào
Tôi đưa bức tranh mình vừa vẽ xong cho em xem. Em trầm trồ
- Ôi anh vẽ đẹp thế!
- Em có thích vẽ không tôi hỏi
- Có ạ! Nhưng em không có hộp màu
- Để anh tặng cho em một hộp
- Thật không?
- Thật
Những
ngày sau tôi nhịn ăn sáng gom góp tiền mua tặng em một hộp màu. Và khi
đưa hộp màu cho em tôi lại bắt gặp ánh mắt lấp lánh và nụ cười thật
hiền, thật đẹp năm nào
Lần
thứ ba. Thời gian cứ thế trôi đi, chúng tôi lớn lúc nào không hay biết.
Tôi đã là một cậu học sinh lớp mười hai còn em đã trở thành một thiếu
nữ. Không quần là áo lụa nhưng giữa đám đông em vẫn nổi bật lên bởi vẻ
đẹp mộc mạc thôn dã. Chúng tôi ngày càng thân thiết hơn xưa. Không còn
trò chơi cô dâu chú rể năm nào giờ giữa chúng tôi là những cái liếc
trộm, những cái nhìn nghiêng. Là những lúc mặt đỏ bừng khi hai bàn tay
vô tình chạm vào nhau. Những rung động đầu đời nghe xao xuyến lạ. Một
thứ tình cảm mơ hồ và dịu ngọt len lỏi vào tim. Tôi thích em. Một buổi
chiều mùa đông se lạnh, em sang nhà tôi. Thoáng thấy bóng em ngoài sân
tôi đã nhanh nhảu
Phương vào đây chơi! Em làm xong việc rồi à
- Vâng! anh đang vẽ à?
- Ừ
- Anh vẽ gì thế? Cho em xem!
Tôi
không trả lời, đưa bức tranh cho em. Đó là bức chân dung của một thiếu
nữ. Với khuôn mặt trái xoan, đôi mắt tròn to đen láy. Mái tóc thề xõa
ngang vai quyến rũ. Trong một thoáng tôi thấy khuôn mặt em bừng đỏ. Lúng
túng một hồi em hỏi
- Anh vẽ ai thế?
- Em đoán xem
- Em chịu thôi
- Em đấy
- Em?
- Ừ. Em có thích không
- Có.Anh cho em nhé!Được không?
- Ừ
Chỉ
một tiếng ừ thôi mà phút chốc khuôn mặt em bừng lên rạng rỡ như một
thiên thần. Và vẫn ánh mắt đen lấp lánh, vẫn nụ cười thật hiền, thật
đẹp. Trong khoảnh khắc ấy tôi chợt biết một điều dù sau này muôn vàn
phong ba bão táp thì hình ảnh ấy sẽ theo tôi tới suốt cuộc đời
Tôi
miên man trong dòng suy nghĩ với những hình ảnh tươi đẹp của quá khứ
chợt giật mình bởi hiện thực phũ phàng trước mặt. Tôi mười tám tuổi, cái
tuổi đẹp nhất của cuộc đời một con người. Biết bao chân trời mới lạ mở
ra trước mắt tôi mà đâu đâu cũng toàn thấy hoa với lá, thấy hương thơm
và trái ngọt trên cành. Có muôn vàn cách để bắt đầu cái tuổi mười tám
đầy ý nghĩa ấy nhưng tôi lại bắt đầu nó bằng một cách mà ngay cả trong
những cơn ác mộng tôi cũng không bao giờ nghĩ tới. Tôi trở thành tù
nhân. Và cuộc sống mới của tôi cũng bắt đầu từ cái trại giam heo hút
này. Khó có thể nói hết được tâm trạng hoang mang của tôi khi lần đầu
tiên trong đời đeo vào tay chiếc còng số tám. Tôi từ một cậu học sinh
thông minh, học giỏi quay ngoắt 180 độ trở thành một kẻ giết người. Tất
cả xảy ra tựa như một giấc chiêm bao
Hôm
đó, một ngày đầu thu nắng nhẹ. Tôi từ quán internet trở về, đang hân
hoan với kết quả trúng tuyển đại học thì bỗng nghe tiếng khóc nức nở của
Phương. Tôi liền chạy sang thì thấy bố Phương đang lăm lăm cây đòn gánh
trong tay quát:
- Mày có nghe lời tao không thì bảo
- Không bố đừng ép con nữa
- Mày không nghe tao đánh mày nhừ đòn
- Bố có đánh chết con con cũng không nghe đâu
- Á con này cứng đầu nhỉ
Vừa nói, ông ta vừa phang túi bụi vào người Phương. Tôi liền xông vào giữ lấy cây đòn gánh trong tay ông ta
- Chú thôi đi
tôi nói và quay sang hỏi Phương:
- Có chuyện gì thế?
Phương nghẹn ngào
- Ông ấy bắt em bỏ học lấy lão xứng làng bên, em không nghe thế là…
Chưa nói dứt lời thì ông ta đã quát
- Mày câm mồm! Không lấy lão ấy thì lấy ai. Tao đã nhận tiền của lão ấy rồi.
Và ông quay sang bảo tôi
- Không Phải chuyện của mày biến đi
rồi
ông ta giật phăng cây đòn gánh ra khỏi tay tôi và lại phang Phương túi
bụi. Tôi tức điên lên, máu nóng trào dâng lên mặt liền nhảy phắt vào
tung một cú đá trời giáng vào ngực ông ta.Ông ta ngã ngửa ra sau như một
cây rừng bị đốn hạ, đầu đập vào chiếc cối đá ở góc sân. Một vũng máu
loang ra trên mặt đất. Phương chạy lại đỡ ông lên.Cùng lúc đó mọi người
xung quanh cũng chạy đến đưa ông đi bệnh viện. Nhưng đã quá trễ, ông
chết còn tôi bị bắt với tội danh ngộ sát.
Thời
gian trôi qua, tôi dần thích nghi với cuộc sống trong tù. Ở trong này
tôi cũng học được nhiều điều từ những người bạn tù. Mỗi người là một số
phận , một cảnh đời riêng biệt như những nốt nhạc trầm trong bản giao
hưởng của cuộc sống. Nhưng nỗi day dứt trong lòng vẫn không nguôi. Chính
tôi là người đã giết chết bố em cho dù ông là một con người tồi tệ.
Chắc em giận tôi lắm. Mỗi lần bố mẹ lên thăm, tôi đều hỏi thăm về em. Mẹ
tôi bảo, em bỏ làng ra đi sau đám tang của bố. Từ đó không thấy quay
lại nữa. Tôi nhớ em. Không biết cuộc đời sẽ xô đẩy em về đâu.
Tôi
mang tâm trạng băn khoăn và day dứt ấy cố gắng cải tạo, miệt mài lao
động. Ba năm sau, tôi được ân xá vào đúng ngày quốc khánh. Trở về làng,
không chịu được ánh mắt khinh miệt của người đời, tôi bỏ lên thành phố .
Khó khăn lắm tôi mới xin được vào làm tại một tiệm sửa xe máy. Công
việc chính của tôi hàng ngày là rửa xe cho khách. Tôi mua sách về ôn lại
kiến thức, nuôi dưỡng ước mơ bước vào giảng đường đại học và một ngày
nào đó sẽ được gặp lại em.
Một
sáng, tôi đang trên đường đi làm việc cho ông chủ thì bắt gặp hai thanh
niên đi xe máy đang trêu ghẹo một cô gái. Họ buông những lời bông đùa
rất khiếm nhã và ép cô gái vào lề đường. Rầm, cô gái ngã nhào xuống
đất. Tôi chạy vội đến đỡ cô gái lên và quát hai gã kia:
- Làm cái trò gì đấy
- Không Phải việc của mày, biến đi! Một gã đáp
- Tôi cứ thích xen vào đấy tôi ngang bướng
-
Bướng à! Hai gã vừa đồng thanh vừa lao vào tôi. Tôi giở thế võ gia
truyền đánh hai gã bò lăn dưới đất. Hai gã lồm cồm đứng dậy phóng xe đi
thẳng không nói một lời nào. Bấy giờ tôi mới quay lại phía cô gái
- Cô có sao không?
- Ơ anhPhong!
- Cô… cô là tôi ngạc nhiên
Cô gái tháo khẩu trang ra
- Trời ơi! Phương, là em à. Anh tìm em mãi. Cho anh xin lỗi tại anh mà…
- Thôi anh! Chuyện qua rồi. Với lại đâu Phải anh cố ý. Cái số của ông ấy thế.
- Em không giận anh à?
- Có, lúc đầu em cũng giận lắm nhưng rồi cuộc đời đã dạy cho em hiểu nhiều điều
- Em đã đi đâu, làm gì trong mấy năm qua?
- Chuyện dài lắm, chúng ta kiếm chỗ nào nói chuyện
- Ừ
Tôi
gọi điện về cho ông chủ xin phép về muộn. Hai chúng tôi vào một quán cà
phê bên đường. Trong tiếng nhạc du dương của một bản ghi ta cổ điển
Phương bắt đầu kể:
Ngày
ấy, sau đám tang cha, em vừa buồn vừa tủi. Em bỏ lên thành phố và trải
qua những tháng ngày lận đận. Ban đầu em xin vào rửa bát ở một quán cơm.
Công việc cũng đủ sống. Nhưng ông chủ nhà này có máu dê, thế là bỏ.Sau
đó em đã làm rất nhiều những công việc khác nhau. Cho đến một lần em
đang bán hoa quả cho một bà khách nọ thì bà ấy làm rơi tờ năm trăm ngàn
mà không biết. Em nhặt lên và đưa cho bà. Thấy em thật thà, bà hỏi han
hoàn cảnh. Sau đó bà bảo em về làm ở hiệu may của bà. Từ đó, em được bà
dạy nghề rất tận tình chu đáo, cộng với hoa tay và óc thẩm mỹ của mình
em nhanh chóng trở thành một thợ may giỏi. Bây giờ em đang học lại bổ
túc văn hóa để sang năm định thi vào ngành thiết kế thời trang đấy.
Tôi thấy vui thay cho em. Cũng may trời còn thương người hiền.
Thế trong những ngày đó em có nhớ anh không? Tôi hỏi:
- Có , mỗi lần nghĩ đến anh, em thấy giận thì ít mà thương thì nhiều
- Thật không ?
- Thật, thế còn anh, anh bây giờ thế nào?
- Ừ, anh được ân xá bây giờ đang đi làm sửa xe máy, anh cũng định sang năm thi lại đại học
- Anh tính thế là Phải. Em tin anh sẽ thành công
em còn nhớ bức tranh ngày trước anh vẽ tặng em chứ
nhớ, em vẫn còn giữ nó
- Anh cứ tưởng nó đã bị xé vụn thành trăm mảnh rồi
em không nói gì chỉ cười. Vẫn là nụ cười thật hiền thật đẹp thuở nào, nụ cười đã làm những giấc mơ của tôi lấp lánh
- Anh biết không, em gặp lại mẹ em rồi đấy
- Thế à, bà ấy thế nào?
- Bà ấy đã lấy một ông chồng khác, sinh được hai người con, cuộc sống cũng vất vả lắm. Bà bảo bà có lỗi với em
- Thế em còn giận bà nữa không?
- Không, bà ấy cũng chẳng sung sướng gì khi bỏ em ra đi. Phận đàn bà mà, sướng khổ gì cũng bởi một tấm chồng, em hiểu
Tôi
không đáp chỉ nhìn em thật lâu. Cô bé của tôi năm nào giờ đã trưởng
thành. Sóng gió cuộc đời đã không vùi dập được em. Ngược lại nó đã làm
em khôn lớn, biết cảm thông, biết chia sẻ và tràn đầy vị tha
Tối nay em rảnh không, đi chơi với anh, anh có nhiều chuyện muốn nói với em. Tôi hỏi
- Anh định hẹn hò em đấy à?
- Tại sao không?
- Có, tối nay em rảnh.
Em
chào tôi ra về. Tôi cứ đứng mãi nhìn theo cái bóng dáng thân thương ấy
cho đến khi khuất dần giữa dòng người xe tấp nập. Em đi rồi mà mắt tôi
còn vương một mái tóc thề bay bay trong gió.
No comments:
Post a Comment