Ảnh minh họa
Kỷ niệm theo bạn kỷ niệm là gì? Có lẽ kỷ niệm là một phần nhỏ của quá
khứ, kỷ niệm cũng là những gì đã qua mà ta còn nhớ mãi, những gì không
thể trở lại nhưng lại in sâu trong tâm trí mà không bao giờ bị xóa nhòa
bởi thời gian dù muốn hay không và chắc chắn kỷ niệm là những gì lòng
người luôn hướng về hoặc cũng có khi là luôn bị ám ảnh khi có điều gì đó
thật gần gũi với những gì xưa, cũ kĩ của những chuyện trong quá khứ
khơi gợi, đánh thức những gì ta đã cố chôn sâu tận đáy lòng. Kỷ niệm là
tên gọi khác hay là một dạng của quá khứ và tất nhiên cũng có hai loại
cơ bản đó là kỷ niệm vui và buồn.
Kỷ niệm có thể là một sự kiện lớn, một dấu mốc đáng nhớ trong cuộc đời
của bạn nhưng cũng có thể là những chuyện nhỏ nhoi, tưởng chừng hết sức
bình dị với người khác nhưng nó lại mang đến dư vị lạ lẫm, thú vị, đặc
biệt, tươi mới trong tâm hồn chúng ta. Và có một điểm đặc biệt ở kỷ niệm
đó là kỷ niệm đó có thể gắn liền với bất cứ mọi loại cảm xúc nào từ
tình bạn, tình yêu, tình than hay kể cả là những cảm xúc lưng chừng, cảm
xúc không tên, đó có thể là những gì ta cảm nhận được khi trải qua một
điều gì đó, khi được gặp ai đó kể cả với người xa lạ mà ta không hề quen
biết. Kỷ niệm đó có thể là cái ôm ấm áp, cái siết tay thật chặt của
người yêu thương,… Hay là những cơn mưa bất chợt mượn cớ ta tắm mưa cùng
lũ bạn. Đôi khi kỷ niệm chỉ đơn giản là khi ta bắt gặp ánh nhìn say đắm
của cô bạn trong lớp trong phút chốc dành cho ta – đó những cảm xúc
ngây ngô vụng dại hồn nhiên của thời học sinh.
Tóm lại kỷ niệm có nhiều nét rất giống với tình yêu, giống với tình bạn
nhưng đó là những tình cảm mang hơi thở, màu sắc, hương vị của quá khứ
nhưng nó lại là quá khứ khó phai nhạt theo thời gian. Chính điểm này
khiến kỷ niệm có sức ảnh hưởng khá lớn đến con người chúng ta. Bởi nếu
đó là kỷ niệm vui thì đó sẽ là một món quà lớn đầy ý nghĩa mà ai đó
dành tặng cho bạn, nó sẽ giúp bạn vượt qua khỏi thực tại tối tăm, tạm
quên đi áp lực mệt mỏi của cuộc sống. Tuy nhiên nếu ta cứ mải đắm chìm
trong cái kỷ niệm đó thì mọi khó khăn ở thực tại sẽ chẳng bao giờ được
giải quyết, ta cứ mải nhấm nháp vị ngọt ngào của quá khứ, cứ sống mãi
trong màu hồn đã xưa cũ, phủ đầy bụi thời gian đó và sẽ làm cho con
người ta dễ tự ti, chủ quan, không có ý chí…
Như vậy thực sự rất nguy hiểm nếu ta bị mắc kẹt trong kỷ niệm do chính
mình tạo ra, vô hình chung chính ta đã tự đưa mình xuống đầm lầy và nguy
hiểm hơn nữa khi đó là một kỷ niệm buồn. Đó là một điều hiển nhiên bởi
trong cuộc đời có ai là người không vấp ngã bao giờ, có ai là chưa mắc
sai lầm và thậm chí ngay cả khi bản thân ta không hề sai nhưng vẫn phải
chịu thiệt thòi, buồn đau không đáng bởi trong cuộc sống đúng sai, phải
trái đôi khi nó mập mờ, đôi khi nó thuộc về số đông, đôi khi nó lẫn lộn
nhưng ta lại phải gánh chịu hết tất cả. Kỷ niệm đó sẽ như một cơn ác
mộng mà ta luôn muốn xóa sạch, lãng quên, cố gắng chôn thật chặt tại sâu
thẳm đáy lòng. Tuy nhiên làm được điều đó đâu có dễ, khi gặp một cơn ác
mộng như thế ta đâu còn tỉnh táo, khi đó bạn dễ mất kiểm soát được bản
thân đặc biệt khi vết thương mà người khác cào cấu vào tận trong tim thì
biết bao giờ mới lành được. Vết thương đó hay kỷ niệm buồn đó như một
căn bệnh di căn mà mỗi khi có làn gió, có một thứ man màu sắc đau thương
xưa cũ đó cũng có thể làm vết thương sưng tấy, ứ máu, nhói buốt đến tận
trong tim, lúc ấy mọi thứ sẽ tối sầm, trước mắt bạn chỉ là một vực sâu
thăm thẳm, một màu tuyệt vọng bao trùm lên mọi thứ xung quanh khiến bạn
chẳng thể nào làm được bất cứ việc gì, bạn sẽ thấy chán nản mọi thứ và
đặc biệt là khi chẳng ai có thể hiểu được bạn, tin tưởng ban khi đó, như
thế chẳng khác gì bạn đang ở giữa biển khơi vô vọng không một chiếc
phao bấu víu. Chính vì vậy, ta không nên sống mãi với kỷ niệm mặc dù kỷ
niệm dù vui hay buồn cũng luôn sống mãi cùng với chúng ta đơn giản vì kỷ
niệm cũng chỉ là quá khứ, những gì đã qua, những gì không thể trở lại,
có nuối tiếc, có níu kéo, có giũ bỏ, có cố quên cũng không thể…
Và cũng bởi một điều đơn giản là ta không sống trong quá khứ, quá khứ hay kỷ niệm chỉ giúp chúng ta tồn tại ở hiện tại…
No comments:
Post a Comment