Sài
Gòn. Cuối tuần. Người người đi lại theo một cách riêng của Sài Gòn hối
hả nhưng không vội vã như tự bên trong mỗi người đều ý thức được đấy là
một nhịp ngày cần chậm hơn chút so với mỗi ngày, như để tự thưởng cho
mình sau khi rượt đổi trong năm ngày còn lại, nhiều khi không hiểu vì
sao.
Lang
thang. Nó ghé vội vào một góc quán trên con đường Trần Quý Cáp đã được
đổi tên thành Võ Văn Tần sau 1975, để tìm cho mình một bữa sáng. Quán
không đến nổi nằm lẫn khuất trong những ngỏ hẻm như bao quán khác của
Sài Gòn. Quán xá Sài Gòn là vậy đấy, không phải ở mặt tiền là quyết định
sự nổi tiếng. Sài Gòn chẳng thiếu những món ăn ngon khiến thực khách
phải nhọc nhằn vì một lối đi.
Anh
thu hút sự chú ý của nó khi vừa mới bước vào quán. Một dáng người hình
hạc, trạc tuổi trung niên, mái tóc rẽ ngôi, đôi mắt như hõm sâu hơn với
đôi gò má hóp lại, khoác lên người một chiếc áo sơ mi màu nâu của đất
nung và chiếc quần màu bạc của khói trời. Giản dị.
Anh
làm nó chú ý hơn khi bắt gặp ở anh một cái cúi đầu sau một câu hỏi ngồi
cùng bàn lịch sự. Giật mình. Nó phát hiện ra anh không phải thuộc tuýp
người của thời đại này; những con người luôn bọc lấy cho mình một sự tự
tin và đề phòng thái quá như một con nhím xù lông trước mọi thứ để bảo
vệ mình khi cảm giác xung quanh luôn có một mối đe doạ trực chờ; anh
thuộc tuýp người của “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”.
Anh
không nói tiếng Bắc nhưng thật lòng nó không tìm đâu ra được câu nào
phù hợp hơn để miêu tả về thời anh sống. Một thuở Sài Gòn xưa. Một thuở
của những con người lịch thiệp trong cái nhìn từ tác phong đến ăn mặc,
chào hỏi nhau qua những cái gật đầu và bày tỏ sự sẻ chia qua những hành
động chừng mực và thực tâm.
Nó
ngồi thừ ra, bữa sáng nhạt dần vì hổ thẹn khi nghĩ đến cái đánh giá ban
đầu về cảm tính của căn bệnh nghề nghiệp mang theo. Rụt rè là đánh giá
ban đầu nó dành cho anh khi rẽ lối bước vào. Giờ đây, cảm giác xấu hổ
khi phát hiện đấy không phải là rụt rè, đấy là tính cách con người của
nếp cũ, e dè và từ tốn.
Sài gòn là vậy. Sài Gòn luôn có những sự hấp dẫn của riêng mình khi được khám phá.
Nó
không thể ngồi đấy quá lâu để bắt chuyện với anh ở một quán đông người.
Thiếu chỗ. Cho những người đến sau. Người đến và người đi. Vội vàng. Sự
im lặng làm lỡ làng cho hai thời đại gặp nhau chuyện trò.
Sài
Gòn. Cuối tuần. Lang thang trên con đường đã biến đổi tên qua nhiều
khúc ngoặt của lịch sử. Từ Chasseloup Laubat, đổi sang Hồng Thập Tự rồi
đang ở lại với tên gọi Nguyễn Thị Minh Khai. Nắng chéo qua vai, xuống
đường làm bóng rơi xiêu vẹo.
Nó ghé vào một quán cafe nằm trên mặt tiền đường, không cổ hoài mà hiện đại qua khung thép lấy kính làm vật liệu chủ đạo.
Thật
ra, không phải tự dưng mà nó ghé vào quán vì thiết kế hiện đại hay sang
trọng theo một quan điểm chủ quan thiết kế tạo hình cho những ai bước
vào sẽ thấy đẳng cấp mình nâng lên một bậc; mà là vì qua lớp kính đó nó
thấy được một hình ảnh làm nó phải hiếu kỳ.
Nó
tiến thẳng đến chiếc bàn nhìn ra mặt đường. Ngồi cạnh. Người đàn ông đã
ở tuổi lão niên, đầu điểm hoa râm, tóc rẽ ngôi và xếp nếp gọn gàng,
trán giăng vài vết chân chim, đôi mắt lõm sâu trong chiếc áo ca rô đóng
thùng gọn gàng ngồi bên ly café thả khói bay nhìn ra mặt đường, bên cạnh
một tờ báo được xếp gọn gàng như chờ lật lại trang trong xem còn sót
một tin nào đấy lướt qua tiêu đề chưa đọc hết nội dung như người Sài Gòn
của thời đại hôm nay đi qua nhiều điểm chỉ nhớ đến bảng hiệu, chưa kịp
ghi nhớ đã vội quên không buồn tìm hiểu chủ nhân muốn để lại gì sau cái
tên vừa đặt cho góc nhỏ của nghiệp mình!?
Một
ngày bắt gặp hai hình ảnh. Một Sài Gòn của thuở xưa. Những con người
tóc rẽ ngôi, áo đóng thùng gọn gàng, ngồi dọc những bàn ghế những quán
nước ngoài đường, nhâm nhi một ly café, thưởng thức những tin tức trong
ngày để hân hoan đoạn một buổi sáng sang. Nhẹ nhàng và háo hức. Lịch lãm
và tri thức.
Tự dưng. Nó thèm thuồng. Gán ghép mình vào khung cảnh xưa cường điệu.
No comments:
Post a Comment